Saturday, January 30, 2016

2016 Spring Summer Young Designer Show


Trình diễn SS2016 Young Designer tại GRAND PALACE lúc 19H 06/01/2016

Chụp hình kỷ niệm

Giao lưu trước buổi diễn

Trình diễn với DJ chuyên nghiệp nước ngoài

TAMMY Collection



Silk Dress

SILK Collection

SILK...

Viet Style

VIET Collection

Chất liệu thổ cẩm hiện đại

Tropical Color

Designer & Muse

Chụp ảnh Ban tổ chức

HAPPY NEW YEAR 2016

Monday, January 25, 2016

Con đường trở thành nhà thiết kế thời trang


Dành cho những ai đam mê ngành tạo mẫu và đang theo học thiết kế thời trang, Elle mách bạn 11 lời khuyên từ các chuyên gia trong ngành mốt nước Anh để sớm có được công việc trong mơ sau khi ra trường.
1. Tìm hiểu mảng thiết kế nào đang có nhiều cơ hội việc làm
Nhà thiết kế trang phục nữ, nam, đồ thể thao hay phụ kiện, bạn cần xác định mình sẽ trở thành ai trong số đó và nơi nào đang cần bạn. Ngoài ra, ngành này cũng luôn cần những người cắt vẽ mẫu rập giỏi, có hiểu biết sâu về quy trình thiết kế.
2. Chịu khó “gõ cửa” có thể đem đến những cơ hội bất ngờ
Luôn có nhiều người tiếp cận các nhà tạo mốt nhưng họ chỉ thật sự ấn tượng với những ai nỗ lực cao. Andrew Groves có nhiều sinh viên tìm đến New York hoặc Milan để trao tận tay những dự án thiết kế đặc biệt và CV cho nhà tạo mẫu hoặc công ty mình muốn cống hiến. Bù lại, nhiều người trong số đó đã có cơ hội làm việc cho Dior, Chanel, Marc Jacobs…

nganh thiet ke thoi trang
Dụng cụ trong ngành thiết kế thời trang
3. Cân nhắc xem bạn có thể làm được gì trong kỳ thực tập cũng như nó đem lại những gì cho bạn
Liệu nơi bạn muốn thực tập có dạy bạn những kỹ năng phù hợp với mục tiêu công việc tương lai hay không? Những kỹ năng nào bạn có thể thể hiện ở đó để phù hợp với nhu cầu của họ? Một số nơi yêu cầu thiết kế trên máy vi tính trong khi nơi khác lại thiên về kỹ thuật dựng mẫu và thủ công. Hãy xem nơi nào thực sự dành cho bạn.
4. Đừng kén chọn địa điểm làm việc, nếu không bạn có thể lỡ mất những cơ hội tuyệt vời
Sinh viên mới tốt nghiệp muốn làm việc ở nước ngoài nên cân nhắc đến những nơi không mấy sầm uất. Một nhà tuyển dụng kể cô từng gặp khó khăn khi tìm ứng cử viên cho vài vị trí rất tốt cho các khách hàng lớn tại Đức bởi xưởng thiết kế đặt tại một ngôi làng nhỏ ở nông thôn. Nếu dẹp qua một bên nỗi e ngại địa điểm làm việc không được hoàn hảo 100%, các ứng viên sẽ có được tương lai rộng mở khi thương hiệu tại Đức trả lương rất cao, có một giám đốc sáng tạo tuyệt vời và chất lượng sản phẩm không chê được.

tro thanh nha thiet ke thoi trang
Kỹ năng vẽ của một nhà thiết kế thời trang tương lai
5. Đảm bảo CV của bạn đến đúng nơi vào đúng thời điểm
Không phải tất cả vị trí cho sinh viên mới tốt nghiệp đều được đăng rộng rãi. Nhiều nhà tuyển dụng xem xét trong số họ quen biết và những ứng viên xin việc trực tiếp. Vì vậy quan trọng là CV của bạn cần xuất hiện kịp thời. Hãy lên danh sách mục tiêu những công ty mà phong cách của bạn phù hợp, ít nhất là 100, và nộp đơn xin việc đến từng nơi.
6. Đầu tư cho CV online
Hãy tạo hồ sơ trên các mạng lưới về thời trang và kinh doanh như Linkedin, Fashion United, Fashion Industry Network… nhiều nhà tuyển dụng sẽ tìm thấy bạn. Đồng thời, hãy tham gia càng nhiều trang đăng porfolio cà (Arts Thread, Coroflot và Style Porfolios) càng tốt để các thiết kế của mình đến được nhiều mục tiêu.

Không khí học tập tại học viện thời trang London
Không khí học tập tại học viện thời trang London
7. Nỗ lực lấp đầy bất kỳ lỗ hổng đào tạo nào
Nhiều công ty yêu cầu cao về những kỹ năng thiết kế trên máy vi tính như Photoshop, Illustrator, InDesign… Các trợ lý thiết kế và thực tập sinh cần chứng tỏ mình được việc bằng cách đầu tư thời gian tự học hỏi các kỹ năng này từ sớm nếu trường mình không đưa chúng vào chương trình đào tạo. Ngoài ra, bạn cũng nên vững cả thiết kế chất liệu và phom dáng cũng như họa tiết. Không nhà thời trang nào muốn tuyển riêng hai, ba ứng viên cho các việc đó nếu họ có thể sử dụng một người có cả những kỹ năng này.
8. Tài năng thôi không đủ, cần có nhiều người biết đến bạn
Đã từng có nhiều bạn trẻ tài năng được báo chí ca tụng sau bộ sưu tập tốt nghiệp, xuất hiện trên các tin tức và photo shoot nhưng mãi vẫn không kiếm được việc sau khi ra trường cả năm trời. Sinh viên mới tốt nghiệp bên cạnh tài năng cần năng động và kiên trì. Hãy networking nhiều hơn, cả giao lưu trực tiếp và qua mạng, tìm kiếm thêm nhiều mối quan hệ và biết tận dụng những liên hệ sẵn có.

Tài năng thôi chưa đủ, cần phải có nhiều người biết đến bạn
Tài năng thôi chưa đủ, cần phải có nhiều người biết đến bạn
9. Quên đi vẻ hào nhoáng 24/7 – thời trang có thể là lựa chọn công việc rất căng thẳng
Thực tế đôi khi rất phũ phàng so với tưởng tượng của nhiều người. Một nhà thiết kế trang phục có thể phải đứng hàng giờ trên sườn đồi ẩm ướt lúc tờ mờ sáng để chờ một shot ảnh chụp đi chụp lại không biết bao nhiêu lần chưa đạt, tỉ mỉ đính những viên đá li ti lên trang phục nhiều ngày liền hay vội vã lái xe máy tới phi trường cho kịp để gửi trang phục vừa chỉnh sửa đến nơi trình diễn…
10. Đừng ngại nhờ vả – chúng ta luôn có thể học hỏi từ người khác
Bước đầu tiên để tạo dựng một thương hiệu thành công là làm nên những sản phẩm đặc sắc và xác định đối tượng khách hàng. Hãy tìm kiếm xem khách hàng mình là ai, họ chịu chi cho cái gì, ai là đối thủ của bạn và vì sao khách mua đồ từ bạn mà không phải đối thủ. Nếu bạn chưa giỏi việc này, hãy cứ học hỏi từ những người đã làm được. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi ngoài kia luôn có những người sẵn sàng hỗ trợ các nhà thiết kế trẻ với nhiều lời khuyên giá trị.


Thiết kế thời trang, ngành học của sự đam mê
Thiết kế thời trang, ngành học của sự đam mê
11. Bắt đầu tạo dựng các mối quan hệ từ sớm để tăng cơ hội có công việc tốt sau khi ra trường
Mỗi năm có quá nhiều sinh viên thời trang ra trường, tuy nhiên bắt đầu xin thực tập sớm trong quá trình học có thể giúp bạn tạo những mối quan hệ và kết nối tốt để có được vị trí tuyệt vời sau này.

ELLE.VN
Nhóm thực hiện
Bài: Trinh Pak - Ảnh: Sưu tầm

Những nàng thơ của các nhà thiết kế thời trang thế giới

Họ là những siêu mẫu hàng đầu, là những it-girl với phong cách và cá tính thời trang độc đáo, họ sở hữu vẻ đẹp riêng mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà thiết kế thời trang hàng đầu. Mời bạn cùng gặp gỡ với 5 "Nàng Thơ" của 5 nhà thiết kế nổi tiếng.
1. Mariacarla Boscono và Nhà thiết kế thời trang (NTK) Ricardo Tsici
Dù không ồn ào, xuất hiện thường xuyên trên thảm đỏ như nhiều người mẫu nổi tiếng khác, Mariacarla Boscono – siêu mẫu quốc tế mang dòng máu Ý – nàng thơ của NTK Riccardo Tisci vẫn là viên ngọc quý của thế giới thời trang suốt hơn 20 năm qua.
Bắt đầu bén duyên với nghề mẫu vào năm 15 tuổi nhưng đến khi 17 tuổi, cô mới gặp Riccardo Tisci tại London. Cả hai trở thành đôi bạn thân thiết không thể tách rời sau khi Tisci mời Mariacarla chụp cho BST tốt nghiệp của ông ở trường Central Saint Martin.
“Chúng tôi yêu thương nhau, nhưng cũng cãi nhau như chó với mèo, như anh trai em gái… Mọi chuyện diễn ra rất tự nhiên. Anh ấy cũng là nguồn cảm hứng của tôi. Hồi đó, chúng tôi không ngồi trò chuyện với nhau về quần áo, chúng tôi đi xem triển lãm, du lịch cùng nhau. Thậm chí là cùng nhau nhảy nhót trong các buổi diễn âm nhạc”.

Mariacarla Boscono, nàng thơ của nhà thiết kế thời trang Ricardo Tisci
Mariacarla Boscono, nàng thơ của nhà thiết kế thời trang Ricardo Tisci

Mariacarla Boscono trên sàn diễn thờ i trang Xuân Hè 2015 của Givenchy
Mariacarla Boscono trên sàn diễn thời trang Xuân-Hè 2015 của Givenchy
2. Gigi Hadid và nhà thiết kế Tom Ford
Sự nghiệp làm mẫu của “It girl” Gigi Hadid được đánh dấu thêm một cột mốc mới khi trở thành nàng thơ mới và là gương mặt đại diện cho dòng nước hoa Velvet Orchid, của Tom Ford.

Gigi Hadid nàng thơ của nhà thiết kế thời trang Tom Ford
Gigi Hadid trong bộ ảnh của chiến dịch quảng cáo dòng nước hoa Velvet Orchid của Tom Ford.

Gigi Hadid nàng thơ của nhà thiết kế thời trang Tom Ford
Gigi Hadid là “First face” của BST Thu-Đông 2015 của Max Mara.

Gigi Hadid nàng thơ của nhà thiết kế thời trang Tom Ford
Gigi Hadid trong bộ ảnh của chiến dịch quảng cáo mắt kính Tom Ford.
 3. LILY-ROSE DEPP và Nhà thiết kế Karl Lagerfeld
Sau lần xuất hiện đầu tiên tại show Chanel Couture Thu-Đông 2015/2016, con gái của Johny Depp – Lily-Rose Depp chính thức trở thành người mẫu cho chiến dịch quảng cáo dòng mắt kính mới của Chanel. Cô theo bước những nàng thơ là celebrity khác của Chanel như Kristen Stewart, Lily Allen, và chính mẹ của cô, Vanessa Paradis cùng từng là người mẫu của Chanel trong nhiều thập kỷ.
“Lily-Rose rất tuyệt vời, cô bé là một cô gái trẻ thuộc thế hệ mới mang nhiều phẩm chất của một ngôi sao”, Karl Lagerfeld nói về “nàng thơ” mới của mình.

Lily-Rose Depp nàng thơ của nhà thiết kế thời trang Karl Lagerfeld
Lily-Rose Depp trong bộ ảnh cho chiến dịch quảng cáo dòng mắt kính mới của Chanel.

Lily-Rose Depp nàng thơ của nhà thiết kế thời trang Karl Lagerfeld
Lily Rose diện trang phục Chanel khi tham dự show diễn thời trang của Chanel.
4. HEDI SLIMANE – LIDA FOX
Cú đột phá vang dội nhất của Lida Fox trước khi trở thành người mẫu sải bước trên sàn catwallk cho Saint Laurent chính là video múa của chính nhà mốt này.
Show diễn đầu tiên cho Saint Laurent của Lida Fox là mùa Thu-Đông 2013/2014 nhưng cô đã gặp Hedi Slimane sáu tháng trước đó. Từ Nam Carolina, cô được mời đến Paris để gặp nhà thiết kế thời trang tài ba và nổi tiếng là kín tiếng. Cuộc gặp diễn ra rất nhanh và sau đó cô xuất hiện trong cả hai show diễn BST cho nam và nữ của Saint Laurent.
Cô cho biết, làm việc với Saint Laurent khiến cô có cảm giác như họ là gia đình, đó là sự khác biệt so với các thương hiệu khác. Cô nghĩ Saint Laurent có thiên hướng tuyển người có cùng phong cách và có cá tính nổi bật, người có thể bộc lộ bản thân mình, như một nhạc sĩ, vũ công, hay người nghệ sĩ.

Lida Fox nàng thơ của nhà thiết kế thời trang Hedi Slimane
Lida Fox trong bộ ảnh thời trang cho Max Mara.

Lida Fox nàng thơ của nhà thiết kế thời trang Hedi Slimane
Lida Fox nàng thơ của nhà thiết kế thời trang Hedi Slimane
Lida Fox nàng thơ của nhà thiết kế thời trang Hedi Slimane
Lida Fox trên sàn diễn của Saint Laurent.
5. Người mẫu Sofia Mechetner và NTK Raf Simons
Trong khi đang mua sắm với quản lý của mình tại cửa hàng Dior ở Avenue Montaigne, vẻ đẹp trong sáng, trầm lặng của Sofia Mechetner đã thu hút sự chú ý của Raf Simons khi ông vô tình cũng có mặt ở đó. Simons đã tiếp cận Mechetner, tự giới thiệu bản thân và tìm hiểu ai là người đại diện cho cô bé. Nhiều tuần sau đó, Mechetner có tên trong danh sách người mẫu diễn cho bộ sưu tập Haute Couture của nhà mốt Dior.
Vào tuổi 14, Mechetner ưu tiên chuyện học hành hơn thời trang nhưng cơ hội được diễn cho Dior quá hấp dẫn. Đối với Simon – nhà thiết kế nổi tiếng với lòng trung thành dành cho nàng thơ của mình – Mechetner đang trên đường đến với thành công.

nha-thiet-ke-thoi-trang-sofia-mechetner
Sofia Mechetner trong show Dior.
nha-thiet-ke-thoi-trang-sofia-mechetner-backstage
Người mẫu Sofia Mechetner


ELLE.VN
Nhóm thực hiện
Bài: Thúy Vy  - Ảnh: Tư liệu

Là nhà thiết kế thì thiết kế?

Trong tuần này, newsfeed Facebook của bạn hẳn đang tràn ngập các dấu chấm hỏi, chấm than và tiếng tặc lưỡi tiếc nuối về sự ra đi của Raf Simons khỏi Christian Dior; và hôm nay Alber Elbaz chia tay Lanvin. Có khi bạn không biết, và cũng không quan tâm họ là ai.
Tôi cũng không bận tâm nhiều lắm, đặc biệt về mặt chuyên môn. Vì tất nhiên, LVMH hay Kering vv…, họ đều biết phải làm gì để tạo ra các “huyền thoại” mới cho giới mộ điệu thời trangTôi đang làm công việc biên tập một tạp chí/media brand về thời trang nên thứ tôi đọc nhiều nhất mỗi ngày là nội dung về các NTK. Tôi cố gắng học về cuộc sống, nhân sinh quan, cách nhìn nhận về sự vật, sự việc qua những câu chuyện của họ. Họ – có thể ở tận đâu đâu; họ – cũng có thể ở ngay tại Việt Nam.
Suy nghĩ đầu tiên của tôi chỉ là: Đến cuối cùng, ai cũng có thể thay thế được! Life goes on.

Một tài năng thiết kế kiệt xuất như Raf còn có thể ra đi, chỉ sau 3,5 năm (đối với chúng ta, đó là một thời gian dài, nhưng trong thế giới thời trang, thời gian đó tính bằng cái chớp mắt, khoảng trên 10 BST). Raf có lý do của mình là “muốn tìm lại cuộc sống riêng tư”. Lý do đó cũng khiến tôi không khỏi giật mình suy nghĩ về chính động cơ cho công việc hiện tại.

Raf Simons luôn nhận được sự tán thưởng nhiệt liệt trong thời gian ở với Dior
Raf Simons luôn nhận được sự tán thưởng nhiệt liệt trong thời gian ở với Dior
NTK tài năng & tuyệt đối đáng yêu Alber Elbaz đã “phục vụ” Lanvin tới 14 năm, từ những BST đầu tiên ít ai nhớ tới, cho tới đỉnh điểm phục hưng huy hoàng, nói gì cũng có người tán thưởng. Elbaz rời khỏi Lanvin hoàn toàn không phải là điều gì đó bất ngờ, vì “tin đồn” này đã có ở Paris trong suốt vài mùa thời trang trở lại đây, là small talk của các biên tập viên, họ kháo nhau về việc không có gì mới lạ hơn trong các BST của ông dành cho Lanvin. Và đúng thế, Elbaz cuối cùng đã say bye vì đó là… quyết định của số đông Hội đồng quản trị và từ những bất đồng không được viết ra về chiến lược kinh doanh, định hướng sản phẩm giữa ông và người sở hữu thương hiệu – một quý bà đại gia châu Á.

Elbaz đã khiến phụ nữ trên thế giới thay đổi cách nhìn và mặc những chiếc đầm trong thập kỷ này.
Elbaz đã khiến phụ nữ trên thế giới thay đổi cách nhìn và mặc những chiếc đầm trong thập kỷ này.
Cách đây ít lâu, thế giới thời trang đã chứng kiến vụ dứt áo của NTK Frida Giannini khỏi Gucci – chỉ vài tuần trước khi cô phải hoàn thành BST mới, để lại cho người kế nhiệm từng ấy thời gian để “chữa cháy” (ở Lanvin, những người phụ tá cho Elbaz mới nhận được thông báo ngày hôm qua là: họ sẽ phải… tự làm BST mới cho mùa diễn tới!).

ao các NTK có thể đoạn tình nhanh thế nhỉ? Và sau mỗi cuộc chia tay, dường như ta đều thấy có vị đắng khó hiểu trên đầu môi. - NTK Frida Giannini
Các NTK có thể đoạn tình nhanh thế nhỉ? Và sau mỗi cuộc chia tay, dường như ta đều thấy có vị đắng khó hiểu trên đầu môi – NTK Frida Giannini
Số phận của mỗi NTK, dù toàn là tài năng kiệt xuất nhất của thời trang đương đại, giờ được tính bằng mùa, thậm chí là BST. Bạn không thể biết có phải mình đang xem BST cuối cùng của họ hay không?
Các NTK không có nhiều thời gian để tìm kiếm, thử nghiệm và xây dựng một hình ảnh vững chắc cho thương hiệu chứ chưa nói đến chuyện anh ra đi rồi, có ai còn nhớ anh đã làm ra cái gì không, di sản (legacy) của anh trông ra sao. Cái đó là do Trời cho, right place, right time. Nếu sau một BST “có vẻ” không “trúng”, NTK phải có khả năng chỉnh sửa tức thì (việc này thì với tài năng sẵn có, họ dư sức làm được, quan trọng là họ có chấp nhận nghe lời hay không). Mối quan hệ của Nicolas Ghesquiere & Louis Vuitton giờ đây là một ví dụ như vậy. Và thật tiếc nếu có NTK nào đó không làm được, vì ai cũng biết điều gì đang chờ đợi sau một lời nói Không.
.
NTK Nicolas Ghesquiere - Giám đốc sáng tạo hiện thời của Louis Vuitton
NTK Nicolas Ghesquiere – Giám đốc sáng tạo hiện thời của Louis Vuitton
Thời trang là kinh doanh. Đừng quên ai đã vực lại những nhà mốt huyền thoại của Pháp khi chúng đang lụi tàn để có các đế chế mới của ngày nay – chính là những ông trùm tài chính.
Tất nhiên, đời cơ bản là buồn & thời trang cơ bản (vẫn nên) là một thế giới phù du, mơ mộng.

Tôi vừa viết email hỏi một NTK Việt Nam thành công trong kinh doanh: “Anh nghĩ mình là NTK thời trang nhiều hơn hay người kinh doanh thời trang?”
Anh ấy nhắn lại: “Tôi không cố sống vì một thứ hư danh ảo tưởng. Tôi đang cố gắng nỗ lực làm việc một cách tốt nhất trong khả năng của mình, và nếu thành quả đó là sức lao động của tôi, thì gọi là gì tôi cũng thấy vui”.

Bởi vậy, NTK đi hay ở nhà mốt nào – không quan trọng và trầm trọng đến như thế đâu; hãy cứ nhìn vào những gì họ đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến cho thời trang. Và thể hiện tình yêu với họ bằng cách hiểu họ, thực sự nắm bắt được những thay đổi mà các NTK đã mang tới cho chúng ta và thời trang.

Nguyễn Danh Quý

Top 10 học viện thời trang cho các bạn trẻ đam mê thiết kế

10 Học viện sau đây là sự lựa chọn hàng đầu của những người đã và đang nuôi hoài bão xây dựng thương hiệu riêng trong thế giới thời trang.
1. Central Saint Martins, University of the Arts London (Luân Đôn, Anh)
Central Saint Martins là một trong những học viện thời trang hàng đầu thế giới có trụ sở tại trung tâm thủ đô Luân Đôn. Những nhà thiết kế nổi tiếng từng tốt nghiệp tại đây có thể kể đến như Stella McCartney, Alexander McQueen, John Galliano, Christopher Kane, Phoebe Philo, Hussein Chalayan… Huyền thoại thời trang Louis Wilson là một trong những giảng viên ưu tú của trường. Central Saint Martins cung cấp tất cả các chương trình học từ thiết kế thời trang, lịch sử thời trang, dệt may, đồ trang sức cho đến truyền thông, quảng cáo, nghệ thuật… Chính phủ Anh có trợ cấp học phí cho sinh viên đến từ các quốc gia khác nhau, học phí trung bình mỗi năm từ 20.000 – 25.000 USD.

hoc vien thoi trang Central Saint Martins
Central Saint Martins, University of the Arts London (Luân Đôn, Anh)
hoc vien thoi trang Central Saint Martins2. Fashion Institute of Technology (New York, Mỹ)
Tọa lạc tại Đại lộ số 7 – Đại lộ danh vọng của ngành thời trang ở New York, Fashion Institute of Technology chuyên đào tạo về thời trang, thiết kế, mỹ thuật, đồ họa, công nghệ, marketing, quảng cáo… Hiện trường có khoảng 10.000 sinh viên, 5 khoa và hơn 30 chuyên ngành. Những tên tuổi làm rạng danh nơi này bao gồm Reem Acra, Francusco Costa, Nina Garcia (Elle), Carolina Herrera, Calvin Klein, Michael Kors, Ralph Rucci… Học phí trung bình vào khoảng 13.000 USD/năm.

hoc vien thoi trang Fashion Institute of Technology
Fashion Institute of Technology (New York, Mỹ)
3. Parson The New School for Design (New York, Mỹ)
Ẩn mình trong các đường phố của Greenwich Village ở Manhattan, Parsons The New School for Design nhanh chóng giành được đánh giá cao từ giới thời trang dành cho những giảng viên hàng đầu và chương trình giảng dạy đặc biệt. Các nhà thiết kế lừng lẫy như Donna Karan, Marc Jacobs, Tom Ford và Alexander Wang đều bước ra từ ngôi trường này. Bản thân Donna Karan và Marc Jacobs cũng thường trở lại giảng dạy tại trường, chính vì thế học phí của Parson thuộc dạng đắt đỏ, vào khoảng 40.000 USD/năm.

hoc vien thoi trang Parson The New School for Design
Parson The New School for Design (New York, Mỹ)
4. Kingston University (Luân Đôn, Anh)
Kingston University có trụ sở tại Luân Đôn, là nơi đào tạo những nhà thiết kế đáng chú ý như Felipe Baptista, Glenda Bailey, và Sophie Hulme. Bên cạnh chương trình đào tạo kỹ lưỡng về mọi khía cạnh của thiết kế thời trang, Kingston University còn tổ chức thực tập và nghiên cứu tại nước ngoài thông qua mối quan hệ mật thiết với các công ty nổi tiếng như Brooks Brothers, Banana Republic and Old Navy (Gap Inc.), Woolworths South Africa, Topshop, Topman, ASOS, Abercrombie & Fitch, H&M, và Zara. Ngôi trường này được biết đến với việc giúp sinh viên đạt được vị trí chủ chốt trong những công ty thời trang tốt nhất, với mức học phí mỗi năm là 20.000 USD.
kingston estates refurbishment 2009
Kingston University (Luân Đôn, Anh)
5. Royal College of Art (Luân Đôn, Anh)
Royal College of Art là ngôi trường của các nhà thiết kế tên tuổi như Erdem Moralioglu, Philip Treacy, Ossie Clark, Christopher Bailey, và Zandra Rhodes. Học viện cung cấp các chương trình toàn diện về thời trang nam, nữ, chế tác vàng, bạc, kim loại, đồ trang sức, dệt may và một số lĩnh vực nghệ thuật khác. Sinh viên của Royal College of Art thường xuyên trưng bày tác phẩm tại các hãng thời trang và những sự kiện hàng đầu ở Luân Đôn.

hoc vien thoi trang Royal College of Art
Royal College of Art (Luân Đôn, Anh)
6. Bunka Fashion College (Tokyo, Nhật Bản)
Bunka Fashion College được thành lập vào năm 1923 và là trường dạy về may mặc đầu tiên ở Nhật Bản. Kể từ đó, Bunka đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục thời trang tại Nhật Bản, là nơi sản sinh ra những nhà thiết kế tuyệt vời như Kenzo Takada, Hiroko Koshino, Yohji Yamamoto và Chisato Tsumori. Trường sở hữu một bảo tàng phục trang với hơn 20.000 mẫu hàng, thư viện với những đầu sách thời trang quý nhất Nhật Bản cùng một trung tâm tư liệu thời trang chuyên thu thập, triển lãm các thiết bị, tài liệu về vải vóc, phim ảnh và phục trang… Đến nay, Bunka đã có khoảng 300.000 sinh viên tốt nghiệp và trở thành một trong những học viện thời trang hiếm hoi ở châu Á được đánh giá là có uy tín nhất trên thế giới. Học phí trung bình mỗi năm vào khoảng 13.000 – 20.000 USD.

hoc vien thoi trang Bunka Fashion College
Bunka Fashion College (Tokyo, Nhật Bản)
7. University of Westminster (Luân Đôn, Anh)
Đây là một trường đại học công lập được thành lập năm 1838 như một Đại học Bách khoa Hoàng gia. Trường tọa lạc tại Regent Street, London và với gần 22.000 sinh viên. Những tên tuổi đáng chú ý từng theo học ở đây gồm có Vivienne Westwood, Christopher Bailey, Michael Herz, Stuart Vevers (Mulberry, Loewe), Katie Hillier, Sophie Dean. Với mức học phí 17.000 USD/năm, sinh viên có thể học tất cả các chuyên ngành từ thiết kế thời trang và nghệ thuật cho đến kiến trúc, khoa học xã hội, tin học, kinh doanh, công nghệ…

hoc vien thoi trang University of Westminster
University of Westminster (Luân Đôn, Anh)
8. Ecole de la Chambre Syndicale (Paris, Pháp)
Ecole de la Chambre Syndicale là một ngôi trường nổi tiếng trong việc đào tạo thời trang cao cấp Haute Couture. Những nhà thiết kế nổi tiếng từng học ở đây bao gồm Alexis Mabille, Karl Lagerfeld, Yves Saint Laurent, Tomas Maier, Valentino, Issey Miyake, Adeline André, André Courrèges, Anne Valérie hash, Dominique Sirop, Gilles Rosier, Gustavo Lins, Jean Colonna, Jean-Louis Scherrer, Jens Laugesen, Jérôme Lhuillier, Julien Fournié, Lars Nilsson, Lefranc.Ferrant, Maxime Simoens, Rabih Kayrouz, Stéphane Rolland, Tom Van Lingen, Suzy Menkès, Véronique Nichanian,… Chỉ cần nhìn vào danh sách dài dằng dặc những tên tuổi hàng đầu của làng thời trang thế giới cũng đủ biết uy tín và danh tiếng của ngôi trường này là như thế nào.

hoc vien thoi trang Ecole de la Chambre Syndicale
Ecole de la Chambre Syndicale (Paris, Pháp)
9. ESMOD (Paris, Pháp)
ESMOD là ngôi trường thời trang lâu đời nhất nước Pháp và cũng là ngôi trường thời trang đầu tiên trên thế giới, mang đến cho lịch sử thời trang hai phát minh quan trọng là các mannequin (ma-nơ-canh) và thước dây cuộn. Trường cung cấp chương trình đại học 3 năm cho ngành Thiết kế Thời trang và Sáng tạo May mặc cũng như chương trình sau đại học về Thiết kế Thương hiệu Thời trang và Kinh doanh Thời trang. Trong vô số cựu sinh viên, bạn sẽ tìm thấy những cái tên quen thuộc như Nina Garcia, Christophe Decarnin, Alexandre Vauthier, Damir Doma, Olivier Rousteing, Suzy Menkes, và Thierry Mugler. Điều đáng chú ý nhất mức học phí tương đối thấp, chỉ khoảng 13.200 USD/năm.

hoc vien thoi trang ESMOD
ESMOD (Paris, Pháp)
10. Istituto Marangoni (Milan, Ý)
Istituto Marangoni là một trong những học viện thời trang nổi tiếng thế giới với các cơ sở ở Milan (Ý), Paris (Pháp), Luân Đôn (Anh) và Thượng Hải (Trung Quốc). Những nhà thiết kế tiêu biểu từng học tại đây là Domenico Dolce và Franco Moschino. Bên cạnh giảng dạy về thiết kế thời trang, học viện còn có chương trình đấu thầu, quảng cáo, quản lý thương hiệu nhằm giúp sinh viên kết nối được các sáng tạo của mình với công việc kinh doanh. Hơn 90% sinh viên tốt nghiệp tại trường đều nắm giữ những vị trí quan trọng và được trả lương hậu hĩnh trong nền công nghiệp thời trang. Học phí trung bình từ 18.000 – 26.000 USD/năm.

hoc vien thoi trang Instituto Marangoni
Istituto Marangoni (Milan, Ý)


ELLE.VN
Nhóm thực hiện
Bài: Đoàn Trúc
Ảnh: Tư liệu

11 điều cần biết khi theo đuổi ngành Thiết kế thời trang

Từ lâu, ngành công nghiệp xa hoa này đã mang tính cạnh tranh rất cao. Chỉ với sở thích thiết kế quần áo có thật sự là đủ để bạn trở thành một nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp? Nếu bạn thật sự ấp ủ giấc mơ trở thành nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp, hoặc đang theo học thì đây là những điều cốt yếu bạn nên biết.
1. Lòng đam mê nghiêm túc:
Sáng tạo không hề dễ. Đặc biệt khi đó lại là ngành thiết kế thời trang – ngành đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Như đã nói ở trên, đây là ngành công nghiệp có nhiều cạnh tranh và áp lực công việc. Chính vì thế, yếu tố cốt lõi giúp bạn sống sót trong suốt quá trình học, vượt qua áp lực và đạt được mục tiêu là lòng đam mê, tình yêu chân chính đối với nghề.

theo-duoi-nganh-thiet-ke-thoi-trang-karl-largerfeld
Lòng đam mê nghiêm túc
2. Tính sáng tạo và khiếu nghệ thuật:
Đây là yếu tố thứ hai giúp tiếp lửa cho con đường bạn đã chọn. Chắc hẳn bạn muốn tự mình cho ra đời những mẫu thiết kế bạn tự sáng tạo ra hơn là sao chép ý tưởng đã có trước?
theo-duoi-nganh-thiet-ke-thoi-trang-sang-tao
Khả năng cảm thụ nhiều khía cạnh của nghệ thuật, âm nhạc, văn học, cuộc sống… sẽ là chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa mới, là nguồn “dinh dưỡng” nuôi sống đầu óc sáng tạo của bạn.
Thêm một mách nước nho nhỏ: Cái tôi lớn dường như là không hay trong nhiều mặt khác của cuộc sống nhưng tin tôi đi! Một khi bạn quyết định trở thành người sáng tạo, bạn sẽ hiểu được có cái tôi lớn không là vấn đề. 
3. Những kỹ năng/khả năng cần thiết:
Vẽ: Là phương tiện duy nhất giúp bạn truyền tải ý tưởng. Không quan trọng là nguệch ngoạc hay trau chuốt, chỉ cần bạn và người khác hiểu chính xác được nó, bạn đã đi được nửa đường. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đến tỉ lệ, bố cục của mẫu phác thảo.
theo-duoi-nganh-thiet-ke-thoi-trang-ve
May, drapping và làm rập: Đây là ba kỹ năng quan trọng sau kỹ năng vẽ. Bạn phải học cách làm rập 2D, drapping và may để hiện thực hóa các mẫu thiết kế. Có rất nhiều kỹ thuật ở ba khâu này mà bạn cần phải biết.
Processed with VSCOcam with 1 preset
Đồ họa: Photoshop, CorelDraw, Adobe Illustrator, Adobe InDesign… Về khoản này, không nhất thiết bạn phải giỏi nhưng ít ra bạn phải biết đến chúng và các thao tác căn bản.
4. Chi tiết trên trang phục:
Đây là khía cạnh rất quan trọng. “Thời trang đã chết”. Tin hay không tùy bạn. Thời trang xoay vần với những phom dáng, tinh thần thời trang của các thập niên cũ cứ thay nhau trở lại, và được cải tiến liên tục. Thế nên bạn cần hiểu rằng các chi tiết sẽ giúp mẫu thiết kế của bạn nổi bật, khác với những mẫu thiết kế của người khác.
theo-duoi-nganh-thiet-ke-thoi-trang-detail 
5. Am hiểu về màu sắc, vải và chất lượng của vải:
Năm điều mà giới chuyên môn và những người am hiểu thời trang quan tâm trong một bộ sưu tập: Màu sắc, chất liệu vải, phom dáng, chi tiết và ý tưởng.
theo-duoi-nganh-thiet-ke-thoi-trang-hieu-ve-vai
Bạn cần có kiến thức về các loại vải. Bạn cần phân tích (các) loại chất liệu mà bạn sử dụng để chắc chắn rằng nó phù hợp với mẫu thiết kế, với xu hướng, với mùa (Thu-Đông/ Xuân-Hè).
theo-duoi-nganh-thiet-ke-thoi-trang-mau-sac
Thêm một mách nước nho nhỏ: Chắc chắn bạn sẽ phát hoảng khi sản phẩm thật quá khác so với mẫu phác thảo. Nếu lâm vào trường hợp này, bạn nên xem xét lần nữa sự lựa chọn chất liệu.
6. Khả năng nghiên cứu, tìm tòi:
Để sáng tạo cái mới, bạn phải am hiểu những cái cũ. Lịch sử thời trang và lịch sử mỹ thuật là hai môn lịch sử mà bạn tối thiểu phải học. Là con người sống với thời trang, bạn chắc chắn phải biết nhiều về những nhân vật nổi tiếng, những xu hướng nào đã và đang thịnh hành. Càng biết nhiều, bạn càng có lợi.
theo-duoi-nganh-thiet-ke-thoi-trang-lich-su
Trong quá trình truy tìm ý tưởng, khả năng nghiên cứu thông tin, hình ảnh là cách thức duy nhất để bạn biết được mình muốn làm gì. Bài nghiên cứu càng sâu sắc, phong phú, “những đứa con” của bạn càng tuyệt vời.
theo-duoi-nganh-thiet-ke-thoi-trang-research
theo-duoi-nganh-thiet-ke-thoi-trang-nghien-cuu
7. Thời trang bao gồm nhiều lĩnh vực hơn bạn nghĩ:
- Ready to wear (trang phục ứng dụng) cho nam giới, nữ giới, trẻ em.
- Haute couture.
- Trang phục lót (Underwear, lingeries)
- Trang phục thể thao (Sportswear)
- Trang phục dệt kim (Knitwear)
- Thiết kế phụ kiện (Accessories: túi xách, giày dép, nón…)
- Thiết kế trang sức (Jewelry)
theo-duoi-nganh-thiet-ke-thoi-trang-phu-kien

Kỹ thuật sản xuất hàng thời trang: Đây là một khía cạnh mang tính chuyên nghiệp. Các hãng thời trang, maison thời trang lớn đều hiểu được tầm quan trọng của khía cạnh này.
Fashion Marketing: Bạn đã tạo ra một sản phẩm thật rồi, vậy làm sao để bán chúng? Đây là lúc bạn cần học về kinh doanh, tìm hiểu về thị trường. Đơn giản là vì bạn cần kinh phí để nuôi dưỡng đam mê của mình.
theo-duoi-nganh-thiet-ke-thoi-trang-nam
8. Thực tập:
Nếu có thời gian, hãy tranh thủ đi làm thêm, thực tập ở những thương hiệu thời trang, các tòa báo thời trang. Cố gắng để bản thân liên quan đến thời trang. Bạn sẽ bận rộn, rất bận rộn! Nhưng bạn sẽ vững tâm khi ra trường với những kinh nghiệm tích lũy được. Kinh nghiệm càng nhiều, bạn càng dễ dàng ghi điểm với các nhà tuyển dụng.
theo-duoi-nganh-thiet-ke-thoi-trang-thuc-tap
9. Kỹ năng giao tiếp:
Nếu là con người sống với thời trang, hãy là một người năng động, nhanh nhạy và có khả năng giao tiếp tốt.
theo-duoi-nganh-thiet-ke-thoi-trang-giao-tiep
Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng quan trọng không kém. Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý… Ít ra, bạn phải biết một trong ba ngôn ngữ ấy.
10. Portfolio:
Ngoài kinh nghiệm thì cuốn portfolio trên tay bạn là cực kỳ quan trọng, nên chuẩn bị nó thật tốt với layouts hiện đại, dễ nhìn. Bạn có thể để profile của mình lên các trang web dành riêng cho portfolio – những nơi có khả năng đem đến nhiều cơ hội hay ho.
11. Hãy là chính mình:
Bạn biết đấy, thế giới thời trang là nơi tôn vinh những điều hay, điều lạ, điều mới mang bản sắc riêng. Đừng ngại khi là chính mình. Hãy cho thế giới biết bạn là ai và không ngừng cố gắng.


ELLE.VN
Nhóm thực hiện
Bài: Thúy Vy, Ảnh: Tư liệu