Trong
tuần này, newsfeed Facebook của bạn hẳn đang tràn ngập các dấu chấm
hỏi, chấm than và tiếng tặc lưỡi tiếc nuối về sự ra đi của Raf Simons
khỏi Christian Dior; và hôm nay Alber Elbaz chia tay Lanvin. Có khi bạn
không biết, và cũng không quan tâm họ là ai.
Tôi
cũng không bận tâm nhiều lắm, đặc biệt về mặt chuyên môn. Vì tất nhiên,
LVMH hay Kering vv…, họ đều biết phải làm gì để tạo ra các “huyền
thoại” mới cho giới mộ điệu thời trang. Tôi
đang làm công việc biên tập một tạp chí/media brand về thời trang nên
thứ tôi đọc nhiều nhất mỗi ngày là nội dung về các NTK. Tôi cố gắng học
về cuộc sống, nhân sinh quan, cách nhìn nhận về sự vật, sự việc qua
những câu chuyện của họ. Họ – có thể ở tận đâu đâu; họ – cũng có thể ở
ngay tại Việt Nam. Suy nghĩ đầu tiên của tôi chỉ là: Đến cuối cùng, ai cũng có thể thay thế được! Life goes on.
Một tài năng thiết kế kiệt xuất như Raf còn có thể ra đi, chỉ sau 3,5 năm (đối với chúng ta, đó là một thời gian dài, nhưng trong thế giới thời trang, thời gian đó tính bằng cái chớp mắt, khoảng trên 10 BST). Raf có lý do của mình là “muốn tìm lại cuộc sống riêng tư”. Lý do đó cũng khiến tôi không khỏi giật mình suy nghĩ về chính động cơ cho công việc hiện tại.
NTK tài năng & tuyệt đối đáng yêu Alber Elbaz đã “phục vụ” Lanvin tới 14 năm, từ những BST đầu tiên ít ai nhớ tới, cho tới đỉnh điểm phục hưng huy hoàng, nói gì cũng có người tán thưởng. Elbaz rời khỏi Lanvin hoàn toàn không phải là điều gì đó bất ngờ, vì “tin đồn” này đã có ở Paris trong suốt vài mùa thời trang trở lại đây, là small talk của các biên tập viên, họ kháo nhau về việc không có gì mới lạ hơn trong các BST của ông dành cho Lanvin. Và đúng thế, Elbaz cuối cùng đã say bye vì đó là… quyết định của số đông Hội đồng quản trị và từ những bất đồng không được viết ra về chiến lược kinh doanh, định hướng sản phẩm giữa ông và người sở hữu thương hiệu – một quý bà đại gia châu Á.
Cách đây ít lâu, thế giới thời trang đã chứng kiến vụ dứt áo của NTK Frida Giannini khỏi Gucci – chỉ vài tuần trước khi cô phải hoàn thành BST mới, để lại cho người kế nhiệm từng ấy thời gian để “chữa cháy” (ở Lanvin, những người phụ tá cho Elbaz mới nhận được thông báo ngày hôm qua là: họ sẽ phải… tự làm BST mới cho mùa diễn tới!).
Số phận của mỗi NTK, dù toàn là tài năng kiệt xuất nhất của thời
trang đương đại, giờ được tính bằng mùa, thậm chí là BST. Bạn không thể
biết có phải mình đang xem BST cuối cùng của họ hay không?
Các NTK không có nhiều thời gian để tìm kiếm, thử nghiệm và xây dựng một hình ảnh vững chắc cho thương hiệu chứ chưa nói đến chuyện anh ra đi rồi, có ai còn nhớ anh đã làm ra cái gì không, di sản (legacy) của anh trông ra sao. Cái đó là do Trời cho, right place, right time. Nếu sau một BST “có vẻ” không “trúng”, NTK phải có khả năng chỉnh sửa tức thì (việc này thì với tài năng sẵn có, họ dư sức làm được, quan trọng là họ có chấp nhận nghe lời hay không). Mối quan hệ của Nicolas Ghesquiere & Louis Vuitton giờ đây là một ví dụ như vậy. Và thật tiếc nếu có NTK nào đó không làm được, vì ai cũng biết điều gì đang chờ đợi sau một lời nói Không.
Các NTK không có nhiều thời gian để tìm kiếm, thử nghiệm và xây dựng một hình ảnh vững chắc cho thương hiệu chứ chưa nói đến chuyện anh ra đi rồi, có ai còn nhớ anh đã làm ra cái gì không, di sản (legacy) của anh trông ra sao. Cái đó là do Trời cho, right place, right time. Nếu sau một BST “có vẻ” không “trúng”, NTK phải có khả năng chỉnh sửa tức thì (việc này thì với tài năng sẵn có, họ dư sức làm được, quan trọng là họ có chấp nhận nghe lời hay không). Mối quan hệ của Nicolas Ghesquiere & Louis Vuitton giờ đây là một ví dụ như vậy. Và thật tiếc nếu có NTK nào đó không làm được, vì ai cũng biết điều gì đang chờ đợi sau một lời nói Không.
.
Thời trang là kinh doanh. Đừng quên ai đã vực lại những nhà mốt huyền
thoại của Pháp khi chúng đang lụi tàn để có các đế chế mới của ngày nay
– chính là những ông trùm tài chính.Tất nhiên, đời cơ bản là buồn & thời trang cơ bản (vẫn nên) là một thế giới phù du, mơ mộng.
Tôi vừa viết email hỏi một NTK Việt Nam thành công trong kinh doanh: “Anh nghĩ mình là NTK thời trang nhiều hơn hay người kinh doanh thời trang?”
Anh ấy nhắn lại: “Tôi không cố sống vì một thứ hư danh ảo tưởng. Tôi đang cố gắng nỗ lực làm việc một cách tốt nhất trong khả năng của mình, và nếu thành quả đó là sức lao động của tôi, thì gọi là gì tôi cũng thấy vui”.
Bởi vậy, NTK đi hay ở nhà mốt nào – không quan trọng và trầm trọng đến như thế đâu; hãy cứ nhìn vào những gì họ đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến cho thời trang. Và thể hiện tình yêu với họ bằng cách hiểu họ, thực sự nắm bắt được những thay đổi mà các NTK đã mang tới cho chúng ta và thời trang.
Nguyễn Danh Quý
No comments:
Post a Comment