Tuy nhiên trên thực tế, tác động của TPP đến ngành này là sự ảnh hưởng 2 chiều.
1. Vì sao hưởng lợi?
Khi gia nhập TPP, mức thuế suất xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ giảm xuống chỉ còn một nửa, thậm chí bằng 0% thay vì mức 17% như hiện nay. Điều này sẽ thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu đồng thời nhu cầu về nguyên liệu (bông, sợi) cũng sẽ tăng tương ứng.
Nguyên tắc xuất xứ "từ sợi trở đi" (yarn forward) có nghĩa là các sản phẩm dệt may của Việt Nam nếu muốn được miễn thuế khi xuất vào thị trường Mỹ phải sử dụng các nguyên phụ liệu như bông, sợi, vải,... do trong nước sản xuất hoặc nhập khẩu từ các nước tham gia TPP khác, không chấp nhận các phụ liệu được nhập từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và các nước ngoài TPP.
TPP sẽ không tác động một chiều mà là cả hai chiều đến doanh nghiệp Việt Nam |
3. Vì sao thu hút vốn FDI?
Chính vì phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên Việt Nam đang được xem là "miền đất hứa" đối với các DN FDI trong lĩnh vực dệt may.
Theo thống kê, năm 2014, đã có gần 20 dự án FDI mới đầu tư vào lĩnh vực dệt may, trong đó phần lớn là các DN đến từ Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong.
Điều này đồng nghĩa với việc sẽ khiến các DN trong nước gặp "nguy hiểm" bởi các sản phẩm có thương hiệu từ Việt Nam "thật" sẽ không thể cạnh tranh về giá so với các DN Trung Quốc khi xuất khẩu.
No comments:
Post a Comment